Xây dựng

Quyết định nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Bộ Thể thao và Du lịch và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện 89 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 68 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Các lĩnh vực thực hiện bao gồm: Năng lượng, Xúc tiến thương mại, Thương mại điện tử, Giáo dục và đào tạo, Quản lý đầu tư ra nước ngoài, Thú y, Thủy sản, Đường bộ, Tài nguyên nước, Viễn thông và internet, Công nghệ thông tin, Báo chí, Dược,…

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng giao các địa phương thực hiện 38 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 59 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong các lĩnh vực: Công an, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Xây dựng, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương dự kiến cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ngoài danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì các dịch vụ công trực tuyến đó phải phù hợp với quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và có số lượng giao dịch lớn.